Thursday, April 12, 2012

"Sến" và Bolero


Bạn đã bao nghe nhạc “sến”? chắc hẳn đã từng vậy nhạc “sến” là gì?
Ðã có rất nhiều tranh cãi và giả thuyết về cái tên khó hiểu này. Tuy nhiên, giả thuyết được chấp nhận nhiều hơn có lẽ là:
Sài Gòn những năm 1950 và 1960 trào lưu sính Tây phát triển mạnh, không ít người tự đặt cho mình những cái tên nửa Tây nửa ta như Tí Clark Gable, Hường Claudia Cardinale... Những lúc rảnh rỗi, lớp người này thường hẹn hò nhau và cùng thảo luận về những cuốn phim diễm tình đầy nước mắt theo kiểu của minh tinh màn bạc người Áo là Maria Schell (1926-2005) những tiểu thuyết ẻo lả của nữ sĩ Quỳnh Dao (Ðài Loan) vào thập niên 1960-1970.
Để cười một lớp người học đòi và hay trải lòng chuyện yêu đương của mình một cách dễ dãi và cũng hay tự bi kịch hóa hoàn cảnh của mình, tác giả Tuấn Huy, trong một số báo vào năm 1963, đã là người đầu tiên dùng từ "Mari Sến" - chuyển chữ Maria Schell để chỉ họ. Như vậy “Sến” đã chuyển từ danh từ thành tính từ và chữ "sến" này dần dần được chỉ đến các bài hát rất ảo não về chuyện tình đôi lứa, đặc biệt qua tiếng hát của Chế Linh hay Tuấn Vũ, Phi Nhung, Trường Vũ...
Nhạc “sến” là những bài hát có nội dung phần lớn là những câu chuyện kể về tình yêu, về nỗi cô đơn, về số phận giàu nghèo, may rủi, tình bạn bè... trong cõi nhân sinh. Sự đa dạng trong đề tài của “sến” là một trong những yếu tố để người ta có thể rỉ rả hàng giờ không biết chán với một guitar mộc hoặc "nghèo" hơn thì gõ đũa, gõ muỗng…
Với nhịp điệu chủ yếu sử dụng trong dòng nhạc này là bolero nên khi nói tới bolero là người ta đồng nghĩa với “sến” mặc dù nhiều ca khúc của dòng nhạc này sang trọng về mọi măt.
Bolero gốc của âm nhạc Latin như một loại nhạc khiêu vũ chịu ảnh hưởng nhiều từ các hình thức của những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha châu Mỹ khi biến thể sang VN, nhịp điệu chậm dần và hòa hợp với tính cách của người Việt theo một kiểu rất riêng.
Nhạc "sến" thì ai ca cũng được, tiếng hát của dòng nhạc này không đòi hỏi phải nhiều kỹ thuật, nhưng cần một cái hồn sẻ chia.
Ngày nay trong mọi tầng lớp vẫn dành sự thích thú nhất định cho “sến” và vẫn tự mình hát lên một bài hát “sến” trong một giây phút nào đó. Thích hay không thích nhạc "sến" đó là chuyện của mỗi cá nhân, nhưng không có nó, các đô thị miền Nam thiếu hẳn chất "giang hồ" của con người Nam bộ bên bàn nhậu, thiếu hẳn một phong vị độc đáo như linh hồn của đời, của phố, của người.
Cũng như đời người, “sến” & bolero cũng có lúc chìm nổi. Có lúc bị chê bai, nhưng cũng có lúc được xưng tụng như dòng nhạc dễ nhớ nhất của tất cả mọi người, mặc cho dòng đời xô đẩy, “sến” & bolero vẫn dìu dặt đâu đó từ dạ cầu cho đến sân khấu lớn, không bao giờ có thể mất đi trong sự rung động của trái tim người yêu nhạc, đặc biệt là niềm tự hào là một mảng văn hóa hết sức độc đáo của miền Nam.
Bolero hay boléro?
Với khuynh hướng Tây học, nói theo tiếng Pháp, boléro có thêm dấu sắc, nhưng hoàn toàn tương tự như bolero nói theo tiếng gốc Tây Ban Nha, tên gọi này nhằm mô tả một loại âm nhạc lãng mạn, hơi chậm và mượt mà. Khuynh hướng bolero của Tây Ban Nha có phần nhanh hơn ở Cuba.
Bolero khởi đầu là một loại nhạc khiêu vũ ở Tây Ban Nha và du nhập thịnh hành ở Cuba từ những năm 1800. Người sáng tạo ra điệu nhảy bolero là một vũ sư người Tây Ban Nha, tên Sebastian Cerezo, với những buổi giới thiệu điệu nhảy này đầu tiên vào năm 1780.
Ðến VN, thịnh hành ước chừng vào những năm 1940-1950, điệu bolero chuyển hóa thành một thể thức của VN với nhịp điệu chậm rãi và dìu dặt hơn, trong khi bolero ở bên ngoài có nhịp 3/4 thì người Việt biến thành 4/4 và tạo ra những âm điệu riêng. Cho tới nay, nhiều người trong giới sáng tác vẫn cho rằng người viết tân nhạc điệu bolero đầu tiên có lẽ là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, vào năm 1950, với bài Duyên quê.
Dựa theo Tuấn Khanh – Tuổi Trẻ Online

Wednesday, April 4, 2012

Bolero - Rhumba


Tuesday, April 3, 2012

Em về tóc xanh


Mình là đàn ông


Lê Minh Sơn
(Intro: G(add9) - C(add9) - D(add9) – C – G)

.......................G(add9)
Là đàn ông khó lắm
........................C(add9)
Phải nói ít làm nhiều
......................G,.......................... ....................D(add9)
Phải biết nấu cơm, chăm sóc em bé trong tương lai
.........................G(add9)
Là đàn ông khó lắm
.............................C(add9)
Không được khóc nhè
................G......................
Từ lúc bé thơ đến lúc khôn lớn
.......................D
Sải cánh chim bay
........................G(add9)
Là đàn ông khó lắm
............................C(add9)
Không được sống bông phèng
...................G.......................
Phải biết vắt tay lên trán suy nghĩ
...................................F
Khi vượt bước đường xa
.......................C(add9)
Cho đến khi về nhà
.............................G(add9)
Mặt phải luôn tươi cười
.........................D........................ ..D7...................................G(add9)
Dù gặp bao khó khăn, dù bao bao lo toan, làm thân xác mệt nhoài
........................G
Mình là đàn ông mà
..........................C....................... ..............
Phải biết lắng nghe khi đàn bà trót nói nhiều
........................G
Mình là đàn ông mà
.........................C.........................................
Phải biết nhường nhịn nhường nhịn phụ nữ
..................D(add9)................D7
Mình là đàn ông, mình là đàn ông
.................................G
Đừng giống con chim công